Sau chuỗi ngày tăng kỷ lục của Robusta, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

28/04/2024 - 01:00
(Bankviet.com) Sau chuỗi ngày tăng mạnh dường như không có điểm dừng, Robusta đã dừng lại để cân đối vị thế kinh doanh. Hạn hán làm gia tăng mối lo nguồn cung từ Robusta.
Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Kết phiên giao dịch ngày cuối tuần 26/4, giá cà phê thế giới quay đầu giảm. Sự phục hồi nguồn cung cà phê do ICE giám sát đã gây ra tình trạng thanh lý hợp đồng cà phê tương lai kéo dài ngày hôm qua.

Cụ thể, trên sàn ICE Futures Europe, giá cà phê kỳ hạn giao tháng 7/2024 giảm 153 USD/tấn, xuống mức 4.151 USD/tấn, giao tháng 9/2024 giảm 150 USD/tấn, xuống mức 4.065 USD/tấn.

Tương tự, trên sàn ICE Futures US, giá cà phê kỳ hạn giao tháng 7/2024 giảm 4,10 cent/lb, xuống mức 224,00 cent/lb, giao tháng 9/2024 giảm 3,90 cent/lb, xuống mức 222,40 cent/lb.

Dữ liệu cho thấy, tồn kho cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe tính đến ngày 25/4 đã tăng lên mức cao nhất 4,5 tháng, đạt 37.600 tấn. Cùng với đó, tồn kho cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US cũng tăng lên mức cao nhất trong 11,5 tháng, đạt 661.492 bao.

Giá cà phê 2 sàn cùng giảm phiên cuối tuần. Sau chuỗi ngày tăng mạnh dường như không có điểm dừng, Robusta đã dừng lại để cân đối vị thế kinh doanh trên sàn. Bên cạnh đó, tồn kho tăng đã hạn chế đà tăng, khiến cà phê quay đầu. Tồn kho cà phê Arabica trên thị trường New York được cho là đã tăng 5.142 bao vào ngày hôm kia, đạt mức 652.672 bao.

Thị trường cà phê trong nước hôm nay tăng mạnh so với cùng thời điểm hôm qua. Giá cà phê trong nước được cập nhật mới lúc 5h00 ngày 27/4/2024 như sau, giá cà phê tăng 2,000 đồng/kg. Mức giá trung bình hiện nay ở quanh mốc 134,000 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 134,200 đồng/kg.

Từ mức giá cao nhất mọi thời đại, giá cà phê Robusta đã dừng lại để cân đối vị thế kinh doanh trên sàn. Tuy vậy, hạn hán đang làm gia tăng mối lo nguồn cung trong tương lai đối với thị trường Robusta. Trong giai đoạn này, khi thị trường trông chờ phần lớn vào nguồn cung từ Việt Nam thì hạn hán tại các vùng trồng cà phê Tây Nguyên càng làm gia tăng mối lo nguồn cung trong tương lai đối với Robusta.

Sau chuỗi ngày tăng kỷ lục của Robusta, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm
Sau chuỗi ngày tăng kỷ lục của Robusta, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Nắng nóng kéo dài tại các tỉnh Tây Nguyên nhiều tháng qua, khiến các vùng trồng cà phê chết cháy trong cơn hạn. Nguồn nước các sông suối cạn kiệt, sau đó nguồn nước giếng khoan cũng tụt dần. Người trồng cà phê chỉ biết bất lực đứng nhìn những vườn cây đang dần chết khát.

Hạn hán càng làm gia tăng mối lo nguồn cung trong tương lai đối với Robusta. Việc giá cà phê tăng cao khiến doanh nghiệp trở tay không kịp, bởi hợp đồng đã ký buộc doanh nghiệp và các công ty nước ngoài vẫn phải mua để giao hàng.

Nguyên nhân xuất phát từ tình trạng găm hàng. Những nhà đầu cơ lớn giữ nguồn cung khiến phần lớn thương lái không có khả năng giao trả hàng cho doanh nghiệp, kéo theo hiệu ứng “domino” khiến doanh nghiệp xuất khẩu không trả được đơn đã ký dẫn đến lỗ, hoặc phải đền tiền cọc.

Năm nay, giá cà phê liên tục tăng vọt, người dân cũng giữ lại tiêu với kỳ vọng giá sẽ tăng mạnh như cà phê, khiến nguồn cung ở mức thấp. Các đại lý và một số doanh nghiệp cũng có tình trạng găm hàng, chờ đợi giá tiêu tăng rồi mới bán ra, khiến thị trường càng khan hiếm.

Việc giá cà phê tăng cao khiến doanh nghiệp trở tay không kịp, bởi hợp đồng đã ký buộc doanh nghiệp và các công ty nước ngoài vẫn phải mua để giao hàng. Cung khan hiếm trong khi cầu vẫn tăng khiến giá càng bị đẩy lên cao hơn. Lo ngại thời tiết đang ảnh hưởng đến sản lượng vụ mùa của 2 nước sản xuất hàng đầu là Brazil và Việt Nam. Tình trạng thiếu hụt còn tiếp tục kéo dài và xảy ra ở nhiều nước sản xuất cà phê khác khiến giá tăng phi mã và chưa có điểm dừng.

Áp lực tăng giá đang đè nặng các doanh nghiệp. Nếu không tăng giá càng sản xuất càng lỗ, nhưng giá tăng quá cao sẽ mất bạn hàng, giảm sản lượng.

Vụ mùa đang hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường tiêu dùng mặc dù lưu ý rằng tiềm năng tồn kho chuyển sang niên vụ 2024/2025 tiếp theo sẽ hạn chế hơn nữa và do đó sự phát triển của vụ cà phê Robusta sắp tới của Việt Nam là một yếu tố đang được theo dõi rất sát sao bởi tất cả những thành phần tham gia thị trường. Bất kỳ một nguyên nhân nào gây bất lợi thêm cho sản lượng vụ Việt Nam lúc này đều sẽ rất nhạy cảm, nhanh chóng đẩy giá tăng thêm không chỉ ở mức cao hiện hành.

Áp lực với cà phê Arabica giảm khi lượng tồn kho tăng, hạn chế đà tăng giá và quay đầu. Tồn kho cà phê Arabica đã qua phân loại được chứng nhận cấp phát trên thị trường New York được cho là đã tăng 5.142 bao vào ngày 25/4, đạt mức tồn kho này là 652.672 bao.

Những tháng mùa Đông đang đến gần ở khu vực Nam bán cầu, theo truyền thống thì thường trọng tâm đầu cơ của thị trường sẽ chuyển sang quốc gia sản xuất và xuất khẩu lớn nhất là Brazil - chiếm trung bình 40-50% sản lượng cà phê toàn cầu, hiện nay đang có dự báo thời tiết mát mẻ hơn, ít mưa hơn đến với những vùng trồng cà phê rộng lớn.

Thế giới phụ thuộc khá nhiều vào khối lượng cà phê có chất lượng cao từ Brazil hàng năm, nhằm đáp ứng nhu cầu cà phê trong nước cũng như cho xuất khẩu. Do đó, dự báo thời tiết sẽ được theo dõi chặt chẽ bởi cả giới đầu cơ cũng như những thành phần khác tham gia trong ngành cà phê mỗi khi các tháng mùa Đông đến từ giữa tháng 6 kéo dài đến tháng 8. Những đợt không khí lạnh sẽ là đề tài cho khả năng gây thêm biến động đối với thị trường cà phê trong ngắn và trung hạn.

Ngọc Ngân

Theo: Báo Công Thương