Trong năm vừa qua nhiều doanh nghiệp năng lượng tái tạo đã đồng loạt báo lỗ |
Theo cơ sở dữ liệu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, tính đến ngày 5/4, đã có 23 công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo công bố các chỉ tiêu tài chính năm 2022, tuy nhiên có đến 13 công ty báo lỗ.
Điển hình một số công ty chuyển từ lãi sang lỗ như Công ty CP Đầu tư Năng lượng Nam Phương lỗ sau thuế 372,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước đó lãi 1,6 tỷ đồng, Công ty CP Phong điện IA Pết Đak Đoa số Một báo lỗ 209,5 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lãi 7 tỷ đồng, Công ty CP Phong điện IA Pết Đak Đoa số Hai năm 2021 lãi 4,6 tỷ, sang năm 2022 báo lỗ 201 tỷ đồng, Công ty TNHH Điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1 lỗ 60,3 tỷ đồng; Công ty CP Phong điện Chơ Long lỗ 35,6 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lãi 14,6 tỷ đồng; Công ty CP Phong Điện Yang Trung lỗ 91 tỷ đồng.
Bên cạnh các doanh nghiệp chuyển từ lãi sang lỗ, nhiều công ty còn chìm trong thua lỗ qua nhiều năm như Công ty CP Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận lỗ hơn 106 tỷ đồng năm 2022, cùng kỳ năm trước đó, công ty này cũng báo lỗ 22,76 tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư Năng lượng Hoàng Sơn 2 lỗ ròng năm 2021 là 80 tỷ đồng, sang năm 2022 tiếp tục lỗ 66,5 tỷ đồng hay Công ty CP BB Power Holdings lỗ 153 tỷ đồng, trong khi cùng 2021 lỗ 79 tỷ đồng.
Ngành năng lượng tái tạo năm vừa qua đối diện với nhiều khó khăn bủa vây, như chủ đầu tư điện gió không kịp đóng điện kịp tiến độ sau khi quy định FIT hết hiệu lực, thay đổi của chính sách mua điện và tác động kéo dài của đại dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, với đặc thù của ngành các dự án thường cần nguồn vốn lớn, nhưng rủi ro cao do công suất và sản lượng phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu khiến thời gian thu hồi vốn có thể kéo dài. Trong khi đó, các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại chưa sẵn sàng cho vay hoặc có cho vay thì lãi suất cao. Nhiều doanh nghiệp năng lượng tái tạo có nguy cơ khủng hoảng dòng tiền do sự bất ổn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua đã buộc doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu trước hạn trong khi dự án không có dòng tiền về.
Một nguyên nhân khác đó là những thay đổi về mặt chính sách cũng khiến các nhà đầu tư nản lòng. Mới đây nhất, vào đầu năm 2023, dựa trên những tính toán từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công Thương ban hành khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp tại Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023, sau một thời gian dài các dự án rơi vào đình trệ. Song lưu ý rằng khung giá này thấp hơn từ 21-29% so với cơ chế giá FIT và không phải dự án nào cũng sẽ ghi nhận được mức sinh lời hiệu quả.
Các chuyên gia nhận định, mặt bằng giá mới cho năng lượng tái tạo chuyển tiếp giảm quá sâu sẽ dẫn đến dòng tiền và lợi nhuận âm, không đủ chi trả cho các khoản chi phí hoạt động, nhất là chi phí lãi vay và nợ gốc trong cùng kỳ theo năm tài chính. Bên cạnh đó, lãi suất cao cùng tỷ giá USD/VND vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt về dài hạn, mô hình tài chính không ổn định và đảm bảo sinh lợi đầu ra sẽ rất khó khuyến khích dòng vốn tư nhân đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo trong tương lai.
Khung giá phát điện mới quá thấp, nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp lo sợ phá sản Theo các nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, khung giá phát điện mới do Bộ Công Thương đưa ra là quá ... |
Lâm Đồng: Vi phạm về đất đai, Năng lượng tái tạo Đại Dương bị xử phạt 225 triệu đồng UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty CP Năng lượng tái tạo Đại Dương số ... |
Thanh Hoá: Dự án điện mặt trời 2.600 tỷ ‘treo’ 6 năm có diễn biến mới UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản số 3251/UBND-THKH ngày 15/3/2023 về việc giao tham mưu đề nghị gia hạn thời gian hoàn thành ... |
Như Quỳnh