Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết, NHNN đã định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 khoảng 14-15% (cao hơn tăng trưởng các năm trước), có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Ảnh minh họa. |
Phó thống đốc cho biết, tính đến ngày 29/9, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,749 triệu tỷ đồng, tăng 6,92%. Đây là mức tăng đáng kể so với công bố hôm 21/9 (5,91%).
Một số lĩnh vực ưu tiên như công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng hai con số.
Cụ thể, đến 31/7/2023, tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đạt trên 335.000 tỷ đồng, chiếm 2,69%, tăng 13,47% so với cuối năm 2022. Tín dụng đối với lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khoảng 44.700 tỷ đồng, chiếm 0,36%, tăng 16,09%.
Như vậy, chỉ trong tuần cuối tháng 9/2023, tín dụng đã có sự tăng trưởng khá mạnh, từ 5,91% lên 6,92%. Tính theo số tuyệt đối thì có đến hơn 120.000 tỷ đồng được ngành ngân hàng bơm ra nền kinh tế chỉ trong tuần cuối tháng 9 vừa qua.
Sự tăng trưởng bứt tốc này cũng gây chú ý bởi kể từ tháng 6/2023, tăng trưởng tín dụng đã chậm lại đáng kể các tháng trước (tăng trưởng tín dụng cuối tháng 6 là 4,73%, cuối tháng 7 là 4,54%).
Theo Phó Thống đốc, mặc dù tín dụng vẫn tăng trưởng chậm hơn đáng kể so với năm ngoái và cùng kỳ các năm nhưng đã có những điểm tích cực, tín dụng đã có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn gần đây.
"Đầu năm, tín dụng tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, có một yếu tố tích cực là tín dụng đã tăng đều qua các tháng, tháng sau cao hơn tháng trước... Tín dụng với một số lĩnh vực ưu tiên tăng trưởng cao," Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà nhận định.
Đối với địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Phó Thống đốc cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định và có bước phát triển.
Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm 2023 của tỉnh chỉ đạt 4,51%, thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 ( đạt 10,85%).
Tình hình tín dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên của một số ngành có xu hướng giảm. Cụ thể, tín dụng ngành nông lâm, thủy sản giảm 0,29% so với cuối năm 2022. Tín dụng ngành khai khoáng giảm 5,54%, chiếm tỷ trọng 1,57% đối với dư nợ tín dụng, ngành bán buôn, bán lẻ.
Ngành sửa chữa mô tô, ô tô, xe máy và xe có động cơ khác giảm 1,09%, chiếm tỷ trọng 41,81%. Tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên có sự sụt giảm, trong đó dư nợ phát triển nông nghiệp, nông thôn giảm 10,23%, doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm 6,28%.
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết, mặc dù toàn ngành ngân hàng đã nỗ lực, tuy nhiên việc cung ứng và tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng hiện vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Trước bối cảnh các kênh huy động vốn khác chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhất là thị trường vốn (thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán) đang tồn tại một số vấn đề và chưa phát triển tương xứng với vai trò cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế đã khiến nhu cầu vốn cho phục hồi kinh tế tập trung phần lớn qua kênh tín dụng ngân hàng, tạo áp lực cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế lên ngành ngân hàng.
Mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vẫn thấp so với cùng kỳ các năm trước, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các yếu tố khách quan như: cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng giảm.
Ngoài ra, một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn, nhất là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa; tác động từ khả năng hấp thụ tín dụng của nhóm bất động sản.
Từ tình hình thực tế nêu trên, để góp phần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, bên cạnh các giải pháp của các bộ, ngành, địa phương, ngành ngân hàng nói chung sẽ tiếp tục tích cực triển khai các giải pháp ngân hàng, tín dụng cho khu vực.
Cụ thể, tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, gắn việc đầu tư tín dụng ngân hàng để thực hiện các chương trình, dự án theo quy hoạch của tỉnh.
Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng, chỉ đạo tổ chức tín dụng tích cực triển khai các nhiệm vụ của ngành ngân hàng tại chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là chương trình hỗ trợ lãi suất 2% qua hệ thống ngân hàng thương mại... Kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông; kiểm soát chất lượng tín dụng và ngăn ngừa nợ xấu.
Đồng thời củng cố, phát triển mạng lưới và dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục trong giao dịch với khách hàng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng và dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.
Lãi suất cho vay giảm quá chậm so với lãi suất huy động? Ngày 04/10/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội nghị Kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp, trên địa bàn tỉnh ... |
Ngân hàng LPBank biến động nhân sự cấp cao, miễn nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc LPBank là một trong số ngân hàng liên tục có sự biến động về nhân sự cấp cao trong năm 2023. Mới đây, nhà băng ... |
Liên tục đứng Top đầu bảng xếp hạng CAMEL, Ngân hàng của Chủ tịch Trần Hùng Huy quản trị rủi ro ra sao? Theo hệ thống đánh giá CAMEL, Chứng khoán Yuanta Việt Nam vừa công bố cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng niêm yết trong ... |
Thùy Linh (T/H)