Quá trình phát triển của Nhựa Đông Á mang đậm dấu ấn của Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Bá Hùng. Đặc biệt, từ khi ông Hùng thoái lui khỏi vị trí Chủ tịch, nhường lại cho ông Trần Việt Thắng vào năm 2020, hoạt động kinh doanh của Nhựa Đông Á bỗng chốc trở xấu. |
Mới đây, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hùng Phát - cổ đông lớn của Tập đoàn Nhựa Đông Á đăng ký bán ra 10 triệu cổ phiếu DAG, tương ứng khoảng 16,8% lượng cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp.
Hoạt động rút bớt vốn khỏi Nhựa Đông Á của Công ty Hùng Phát diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu DAG đang trượt xuống vùng giá thấp, hiện chỉ còn 5.440 đồng/cp (đóng cửa phiên 26/6). Tính ra, Công ty Hùng Phát có thể thu về khoảng trên 50 tỷ đồng cho lô cổ phiếu này.
Hiện, Công ty Hùng Phát là cổ đông lớn nhất tại Nhựa Đông Á, khối lượng đang nắm giữ xấp xỉ 12,8 triệu cổ phiếu - gần 21,4% vốn điều lệ doanh nghiệp. Sau giao dịch, nếu đạt kỳ vọng, Công ty Hùng Phát sẽ hạ tỷ trọng xuống còn 4,56% cũng đồng nghĩa bước ra khỏi hàng ngũ cổ đông lớn của Nhựa Đông Á.
Thời gian đăng ký giao dịch từ 29/6 - 28/7/2023. Tái cơ cấu khoản mục đầu tư là mục đích của đợt thoái vốn này.
Bên cạnh Công ty Hùng Phát, Nhựa Đông Á cũng đang có cho mình 2 cổ đông lớn khác là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển NBH (sở hữu hơn 6 triệu cổ phiếu, tương đương 10,1% vốn điều lệ) và ông Nguyễn Bá Hùng - Phó chủ tịch HĐQT (sở hữu 3,6 triệu cổ phiếu, gần 6% vốn điều lệ).
Ông Nguyễn Bá Hùng là một trong những người góp công sáng lập Nhựa Đông Á. Năm 2001, dưới thời ông Hùng đảm trách vai trò Giám đốc Công ty Hùng Phát, Công ty Hùng Phát đã cùng Công ty CP Nhựa Đông Á (đối tác Đài Loan) bắt tay thành lập Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Nhựa Đông Á - tiền thân của Tập đoàn Nhựa Đông Á ngày nay.
Khi đó, vốn điều lệ của Nhựa Đông Á chỉ 2,5 tỷ đồng. Một thời gian sau, ông Hùng đã mua lại toàn bộ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kia, qua đó tiếp quản toàn bộ doanh nghiệp, đồng thời giữ cương vị quản trị cao nhất tại Nhựa Đông Á.
Năm 2006, Nhựa Đông Á chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty cổ phần và đổi tên như hiện tại. Vốn điều lệ lúc này tăng lên 58 tỷ đồng. Năm 2010, doanh nghiệp tiến hành niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE với mã DAG.
Quá trình phát triển của Nhựa Đông Á mang đậm dấu ấn của Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Bá Hùng. Đặc biệt, từ khi ông Hùng thoái lui khỏi vị trí Chủ tịch, nhường lại cho ông Trần Việt Thắng vào năm 2020, hoạt động kinh doanh của Nhựa Đông Á bỗng chốc trở xấu.
Năm 2020, lợi nhuận sau thuế của Nhựa Đông Á lao dốc 82% xuống 9,7 tỷ đồng; sau đó tiếp tục mất 40% giá trị so với cùng kỳ, còn 5,9 tỷ đồng trong năm 2021.
Gần đây nhất, năm 2022 lợi nhuận sau thuế tăng lên 7,3 tỷ đồng, nhưng sức phục hồi vẫn chưa thấm tháp vào đâu khi đặt cạnh kết quả của các năm trước thời điểm 2020.
Liên quan đến thoái vốn khỏi Nhựa Đông Á, tháng 3/2023 vừa qua, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển NBH cũng bán xong 10 triệu cổ phiếu DAG, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 26,9% xuống 10,1%.
Thị trường khi ấy định giá DAG ở mức 3.800 - 4.000 đồng/cp, tính ra số tiền cổ đông lớn trên thu lại chỉ khoảng 40 tỷ đồng, thấp hơn đáng kể giai đoạn hiện nay.
Ông Trần Việt Thắng giữ chức Chủ tịch HĐQT Nhựa Đông Á (DAG) Ông Trần Việt Thắng vừa được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT Nhựa Đông Á nhiệm kỳ 2020 - 2025 thay cho ông Nguyễn Xuân ... |
Thị trường chứng khoán ngày 31/3/2023: Thông tin trước giờ mở cửa Phiên giao dịch ngày 30/3, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.059,44 điểm, tăng nhẹ 3,11 điểm (+0,29%); Khối ngoại ồ ạt xả STB, bán ròng ... |
Doanh thu DAG hợp nhất ước đạt 600 tỷ tăng trưởng 15% (tương đương 80 tỷ) so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận trước ... |
Ánh Dương