Sau tuần giao dịch tăng điểm trước đó, thị trường mở cửa phiên đầu tuần này trong sắc đỏ. VN-Index đã hai lần cố gắng kiểm định ngưỡng 1.300 điểm nhưng không thành công, dẫn đến hai phiên giảm điểm vào cuối tuần. Chỉ số VN-Index kết tuần giảm 20,32 điểm (-1,57%) xuống còn 1.270,60 điểm. Tương tự, HNX-Index cũng giảm 3,04 điểm (-1,29%) và dừng lại tại mốc 232,67 điểm.
Theo nhận định, VN-Index đang chuyển sang trạng thái điều chỉnh với vùng kháng cự mới là 1.290 điểm trong ngắn hạn |
Thanh khoản trên cả hai sàn giao dịch tăng đáng kể so với tuần trước đó, với khối lượng khớp lệnh tại HOSE tăng 11,70% và tại HNX tăng 20,78%. Khối ngoại tiếp tục mua ròng trên HOSE với tổng giá trị 445,79 tỷ đồng, tập trung vào các mã như TCB (+732,20 tỷ), FPT (+379,23 tỷ), MWG (+181,33 tỷ) và PNJ (+166,34 tỷ). Ở chiều ngược lại, họ bán ròng HPG (-306 tỷ), HDB (-241,52 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 295,12 tỷ đồng, chủ yếu tại các mã BVS (-70,36 tỷ), IDC (-66,71 tỷ) và SHS (-63,07 tỷ).
Ngân hàng là nhóm ngành tích cực nhất trong tuần qua, với các mã như VPB (+1,27%), OCB (+6,22%), SSB (+2,94%), TPB (+2,07%) và EIB (+0,54%). Ngoài ra, nhóm Thép cũng có diễn biến tích cực với HPG (+0,58%), HSG (+0,48%), TLH (+1,28%). Nhóm Chứng khoán duy trì sắc xanh với ORS (+11,24%), BSI (+4,27%), DSE (+3,18%) và VCI (+0,97%).
Ngược lại, nhóm cổ phiếu thuộc Vingroup có tuần giao dịch kém tích cực với VHM (-4,38%), VIC (-3,53%), và VRE (-5,67%). Ngành Bất động sản dân cư tiếp tục chịu áp lực giảm điểm, điển hình là PDR (-8,77%), KDH (-3,85%), NVL (-6,06%) và DXG (-8,16%).
Trên thị trường phái sinh, hợp đồng VN30F2410 kết tuần giảm 12,50 điểm (-0,92%) xuống còn 1.343 điểm, với chênh lệch dương 6,79 điểm so với VN30. Các kỳ hạn xa hơn như VN30F2411 và VN30F2412 cũng có chênh lệch dương từ 6,79 điểm đến 8,79 điểm so với VN30. Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư trên thị trường phái sinh đang nghiêng về khả năng kết thúc nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn. Khối lượng giao dịch tăng 11,15% so với tuần trước, hiện đang ở mức trung bình của 20 tuần. Khối lượng mở OI cuối tuần tăng lên 62.081 so với tuần trước là 55.910, thể hiện xu hướng gia tăng các vị thế nắm giữ.
Các chuyên gia SHS nhận định: VN-Index tuần qua đã có dấu hiệu điều chỉnh sau khi vượt ngưỡng cao nhất năm 2023 và chạm mức kháng cự quan trọng 1.300 điểm. Sau nhiều phiên giao dịch với áp lực bán mạnh, chỉ số kết tuần giảm 1,57%, dừng lại ở mức 1.270,60 điểm. Khối lượng giao dịch tăng đột biến tại nhiều mã cổ phiếu, cho thấy áp lực chốt lời ngắn hạn mạnh mẽ tại vùng kháng cự này. Hiện tại, VN-Index đang đối diện với áp lực kiểm tra lại vùng hỗ trợ quanh mức 1.250 điểm - mức giá cao nhất của năm 2023.
Trong ngắn hạn, VN-Index đang chuyển sang trạng thái điều chỉnh với vùng kháng cự mới là 1.290 điểm, tương ứng với mức giá mở đầu tháng 10/2024. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất được xác định quanh 1.265 điểm, tương ứng với đường xu hướng ngắn hạn nối các vùng giá thấp nhất tháng 8 và tháng 9 năm nay. Nếu trong tuần tới, chỉ số duy trì tốt tại vùng hỗ trợ này, VN-Index sẽ tiếp tục tích lũy trong khoảng 1.280 - 1.300 điểm, tạo tiền đề cho sự phục hồi mạnh hơn.
Về xu hướng trung hạn, VN-Index vẫn đang duy trì xu hướng tăng trưởng với vùng hỗ trợ quanh 1.250 điểm và hướng đến các ngưỡng kháng cự mạnh ở 1.300 - 1.320 điểm. Vùng giá này là các đỉnh cũ từ tháng 6 đến tháng 8/2022 và đầu năm 2024. Để VN-Index có thể vượt qua các ngưỡng kháng cự này, cần sự hỗ trợ từ các yếu tố vĩ mô tích cực và kết quả kinh doanh vượt trội từ các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng và các mã vốn hóa lớn.
Trong bối cảnh ngắn hạn, thị trường đang chịu tác động từ thông tin căng thẳng địa chính trị gia tăng tại khu vực Trung Đông, khiến nhà đầu tư thận trọng hơn trong việc mua đuổi và giải ngân mới. Những yếu tố hỗ trợ như kết quả kinh doanh quý III và các số liệu kinh tế vĩ mô sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình xu hướng sắp tới của thị trường. Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức hợp lý và thận trọng cơ cấu danh mục, đặc biệt với những mã có chất lượng kém hoặc đã đạt kỳ vọng ngắn hạn.
Đối với những tài khoản có tỷ trọng cổ phiếu dưới mức trung bình, dòng tiền mới vẫn có thể được xem xét giải ngân ở các mã cổ phiếu chưa phục hồi mạnh và đang có mức giá tương đương với thời điểm VN-Index ở vùng 1.250 điểm. Nhà đầu tư nên tập trung vào các cổ phiếu đầu ngành, có nền tảng cơ bản tốt, kết quả kinh doanh quý II tăng trưởng tốt và triển vọng quý III tích cực.
Cơ hội bắt đáy: VN-Index giảm mạnh, nhà đầu tư săn cổ phiếu giá hời VN-Index giảm mạnh sau khi không vượt qua mốc 1.300 điểm, mở ra cơ hội cho nhà đầu tư tận dụng nhịp điều chỉnh để ... |
Top 3 quỹ mở dẫn đầu: Lợi nhuận lên đến 34%, cơ hội gia tăng tài sản cuối năm 2024 Theo thống kê của Fmarket, trong 9 tháng đầu năm, nhiều quỹ mở cổ phiếu tại Việt Nam đã đạt lợi nhuận vượt trội, với ... |
Nhận định chứng khoán phiên 7/10: Thận trọng trước xu hướng giằng co Các công ty chứng khoán dự báo rằng VN-Index sẽ tiếp tục giằng co tại ngưỡng 1.270 điểm với áp lực bán gia tăng, nhưng ... |
Nguyễn Thanh