Thị trường chứng khoán châu Á khởi đầu tuần đầy biến động. Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng tăng 2,83%% lên 20,428.59 điểm, trong khi Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 1,54% đạt 3.402,53 điểm. Báo cáo mới nhất từ Trung Quốc cho thấy giá tiêu dùng tháng 11 giảm 0,6% so với tháng trước, khiến lạm phát hàng năm hạ xuống mức 0,2%. Đây là tín hiệu rõ ràng về nhu cầu cần có các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ hơn.
Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương, dự kiến diễn ra trong tuần này tại Bắc Kinh, sẽ là sự kiện quan trọng để vạch ra chính sách kinh tế năm 2025. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn dè dặt trước khả năng xuất hiện các chính sách đột phá.
![]() |
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc chịu áp lực lớn dưới tình hình chính trị bất ổn xung quanh Tổng thống Yoon Suk Yeol |
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng nhẹ 0,2%, đạt 39.161,10 điểm, trong bối cảnh đồng Yên tăng giá so với đồng Đô la Mỹ. Các nhà giao dịch ngày càng kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ nâng lãi suất để giúp đối phó với đà suy yếu kéo dài của yen trước đô la và kiểm soát đà tăng giá.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng 0,38% lên mức 1.420,63 điểm. Trái ngược, thị trường Hàn Quốc ghi nhận KOSPi giảm 2,78% xuống mức 2.360,58 điểm khi tình hình chính trị bất ổn quanh Tổng thống Yoon Suk Yeol tiếp tục gây lo ngại. Ở Australia, chỉ số S&P/ASX 200 giảm 0,2%, xuống mức 8.400,80 điểm. Chỉ số Sensex của Ấn Độ giảm nhẹ 0,1%, trong khi chỉ số Taiex của Đài Loan tăng 0,4%.
Trên thị trường ngoại hối, chỉ số USD Index đi ngang ở mức 106.010. Đồng euro giảm 0,3%, giao dịch ở mức 1,0536 USD. Đồng yên Nhật giữ ở mức 149,80 yên/USD, giảm 0,1%, trong khi đồng won Hàn Quốc suy yếu 0,8%, chạm mức 1.435,53 won/USD.
Tình hình địa chính trị phức tạp ở Trung Đông, đặc biệt sau sự sụp đổ của chế độ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đã làm lu mờ các phản ứng tích cực từ báo cáo việc làm tháng 11 của Mỹ. Báo cáo này cho thấy sự phục hồi đáng khích lệ nhưng không đủ mạnh để ngăn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất tại cuộc họp ngày 17-18/12. Các hợp đồng tương lai hiện cho thấy 85% khả năng Fed sẽ giảm lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, cùng dự báo thêm ba đợt cắt giảm nữa trong năm 2024.
Tại châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) được kỳ vọng giảm lãi suất 25 điểm cơ bản trong tuần này, với một số kịch bản cho thấy mức giảm có thể lên tới 50 điểm cơ bản. Tương tự, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ và Ngân hàng Trung ương Canada cũng đang chịu áp lực giảm lãi suất do lạm phát hạ nhiệt và các biến động kinh tế trong nước.
Triển vọng này, kết hợp với đà tăng mạnh của các cổ phiếu công nghệ, đã giúp thị trường Nasdaq tăng giá trị hơn 1 nghìn tỷ USD chỉ trong tuần qua. Vào ngày thứ Hai, các hợp đồng tương lai của S&P 500 và Nasdaq đều giảm nhẹ. "Các số liệu mới cho thấy dự báo của chúng tôi về việc tăng trưởng toàn cầu sẽ tăng tốc vào cuối năm vẫn đúng, bất chấp khu vực Eurozone đang suy yếu và những áp lực chính trị đang gia tăng," ông Bruce Kasman - Giám đốc Nghiên cứu Kinh tế tại JPMorgan cho biết.
![]() | Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều, Nasdaq và S&P 500 lập đỉnh trong phiên giao dịch đầy thận trọng Thị trường chứng khoán Mỹ phiên thứ Ba ghi nhận sự phân hóa với Dow Jones giảm 0,17%, trong khi Nasdaq tăng 0,4%. Cổ phiếu ... |
![]() | Chứng khoán Việt có phiên tăng mạnh nhất châu Á, điều này đã được dự báo trước? VN-Index tăng mạnh 27,12 điểm lên 1.267,53 điểm trong phiên 5/12, cao nhất hơn một tháng. Thanh khoản vượt 19.000 tỷ đồng, khối ngoại mua ... |
![]() | Nhóm bất động sản và dầu khí dẫn dắt thị trường, VN-Index đóng cửa trên 1.273 điểm Phiên 9/12, VN-Index tăng 3,7 điểm lên 1.273,84, thanh khoản vượt 16.781 tỷ đồng. Nhóm bất động sản, ngân hàng và dầu khí dẫn dắt ... |
Hoàng Thái