Chứng khoán Mỹ thiết lập thêm kỷ lục mới, Nasdaq và S&P500 tiếp đà bứt phá | |
Chứng khoán Mỹ lao dốc mạnh khi Fed kết thúc cuộc họp cuối năm |
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng 15,37 điểm (0,04%) lên mức 42.342,24 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 5,08 điểm (0,09%) xuống còn 5.867,08 điểm và chỉ số Nasdaq giảm 19,93 điểm (0,1%) kết phiên với 19.372,77 điểm.
Nhóm ngành tài chính và tiện ích dẫn dắt mức tăng trên chỉ số S&P 500 khi cùng tăng hơn 1%. Các cổ phiếu công nghệ và dịch vụ truyền thông đồng thời khởi sắc nhờ sự bứt phá của nhóm các công ty vốn hóa lớn. Cổ phiếu Nvidia tăng 1,37%, đạt 130,68 điểm, trong khi cổ phiếu Amazon tăng hơn 1,2%, lên mức 223,29 điểm.
Chỉ số Dow Jones kết thúc chuỗi giảm 10 phiên liên tiếp - đợt lao dốc dài nhất kể từ năm 1974. |
Cổ phiếu Tesla (TSLA) là cái tên duy nhất trong nhóm "Magnificent Seven" giảm điểm, lao dốc gần 1%, xuống 436,17 điểm sau khi đã mất gần 10% trong phiên trước. Bất chấp việc công bố lợi nhuận quý III 9%, doanh thu của hãng không đạt được kì vọng.
Các cổ phiếu ngân hàng nhích nhẹ 0,3% đạt 461,16 điểm khi lãi suất gia tăng được dự báo sẽ cải thiện khả năng sinh lợi của ngân hàng, trong bối cảnh chính quyền Mỹ đầy mạnh nới lỏng quy định đối với ngành này.
Cùng lúc, cổ phiếu Micron Technology lao dốc 16,18%, chỉ còn 87,09 điểm, sau khi dự báo kinh doanh quý 2 thấp hơn mong đợi. Mặc dù nhu cầu chip AI bùng nổ, diễn biến này đã kéo chỉ số chip bán dẫn PHLX (.SOX) giảm 1,6%, xuống còn 4.893,47 điểm.
Trong khi đó, cổ phiếu FedEx tăng vọt 1% đạt 275,88 điểm sau khi doanh nghiệp này tuyên bố kế hoạch tách biệt FedEx Freight thành một công ty niêm yết độc lập. Thông tin được công bố trong báo cáo kết quả kinh doanh sau giờ giao dịch.
Thị trường chứng khoán châu Âu ghi nhận một phiên lao dốc mạnh, với mức giảm lớn nhất trong 5 tuần qua. Tâm lý nhà đầu tư châu Âu dao động khi Fed đánh tiếng thắt chặt tiền tệ, khiến các tài sản rủi ro bị bán tháo. Chỉ số STOXX 600 giảm 1,51%, trong khi chỉ số FTSEurofirst 300 giảm 30,90 điểm (ước tính giảm 1,51%).
Lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ chuẩn đã chạm mức cao nhất kể từ tháng 5. Trong khi đó, giá dầu thô giảm nhẹ, vàng tăng khi nhà đầu tư đánh giá lại khả năng Ngân hàng Trung ương sẽ thận trọng hơn trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ năm tới.
Các dự báo kinh tế thận trọng của Fed và kỳ vọng cắt giảm lãi suất đã khiến chứng khoán Mỹ hứng chịu đợt bán tháo mạnh nhất trong nhiều tháng qua vào thứ Tư. Các nhà giao dịch nay chỉ kỳ vọng một đợt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm từ nay đến giữa năm 2025 và dự báo chỉ khoảng hai đợt giảm lãi suất từ nay đến cuối năm, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng trước đó là ba đợt giảm.
"Những biến động lớn cho thấy nhà đầu tư lo ngại rằng phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell hàm ý Fed đang xem xét không tiếp tục cắt giảm lãi suất”. Bill Merz, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường vốn tại U.S. Bank Wealth Management, cho biết.
Về kinh tế, số liệu GDP quý III của Mỹ được điều chỉnh tăng, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm, và doanh số bán nhà hiện hữu vượt dự báo cho thấy đà tăng trưởng vững vàng của nền kinh tế. Thomas Martin, Giám đốc danh mục đầu tư cao cấp tại GLOBALT, nhận định: "Fed đang kiểm soát lạm phát tốt, nền kinh tế vẫn mạnh và con số GDP cuối là 3,1% không phải là một kết quả tệ.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm khi nhà đầu tư chờ báo cáo CPI, cổ phiếu Nvidia và AMD lao dốc Chứng khoán Mỹ giảm điểm đầu tuần, S&P 500 mất 0,61%, Nasdaq giảm 0,62%. Cổ phiếu Nvidia giảm 3% sau khi Trung Quốc điều tra ... |
Chứng khoán Mỹ giảm điểm chờ đợi dữ liệu CPI, cổ phiếu Nvidia tiếp tục áp lực Chứng khoán Mỹ kết thúc phiên thứ Ba với sắc đỏ, khi nhóm cổ phiếu công nghệ chịu áp lực giảm mạnh, làm lu mờ ... |
Chứng khoán Mỹ giảm điểm, Nasdaq lùi khỏi ngưỡng 20.000 điểm Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên 14/12. Nvidia chịu áp lực từ cuộc điều tra của Trung Quốc, Adobe sụt 13,7% do dự báo ... |
Hoàng Thái