Điều kiện huy động vốn để phát triển nhà ở có thể ảnh hưởng tiến độ dự án Ngân hàng tìm cách đa dạng vốn trung và dài hạn Việt Nam trong cuộc đua huy động vốn xanh và bền vững |
Theo thống kê cập nhật đến cuối tháng 12/2024 vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố, tiền gửi của dân cư đạt 7,065 triệu tỷ đồng, tăng thêm khoảng 65.000 tỷ đồng chỉ trong tháng 12. Trong khi đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng vọt gần 400.000 tỷ đồng, đưa tổng số lên mức 7,66 triệu tỷ đồng.
Như vậy, tổng nguồn vốn huy động từ dân cư và doanh nghiệp đạt 14,732 triệu tỷ đồng, tăng 463.000 tỷ đồng chỉ trong vòng một tháng, một con số tích cực xét về mặt dòng tiền đổ vào hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, song hành cùng đà tăng của huy động vốn, lượng tiền cho vay ra nền kinh tế cũng tăng mạnh, tổng dư nợ tín dụng đã lên tới 15,7 triệu tỷ đồng, tức cao hơn gần 1 triệu tỷ đồng so với tổng vốn huy động.
Sự chênh lệch này đang có xu hướng mở rộng trong những tháng đầu năm 2025. Chỉ tính riêng quý I/2025, theo số liệu của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, đến ngày 25/3/2025, huy động vốn của các tổ chức tín dụng chỉ tăng 1,36%, trong khi tín dụng đã tăng 2,49%; khoảng cách giữa huy động và cho vay tiếp tục nới rộng, hiện đã vượt ngưỡng 1,1 triệu tỷ đồng.
![]() |
Tổng nguồn vốn huy động từ dân cư và doanh nghiệp đến hết năm 2024 đạt 14,732 triệu tỷ đồng. Ảnh: Duy Minh |
Với quy mô GDP hiện khoảng 12 triệu tỷ đồng, trong khi dư nợ tín dụng đã gần chạm mốc 16 triệu tỷ đồng (tương đương 135% GDP), có thể thấy hệ thống ngân hàng đang “căng mình” để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Tính đến hết quý I/2025, mặt bằng lãi suất huy động gần như không thay đổi so với thời điểm cuối năm 2024, chỉ tăng 0,08%, trong khi mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024.
Một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước thẳng thắn thừa nhận: “Ngành ngân hàng đang cho vay ra nền kinh tế nhiều hơn số dư huy động được. Chúng ta huy động được 9 đồng nhưng cho vay ra tới 10 đồng”. Và phần vốn thiếu hụt này phải bù đắp bằng vốn tự có hoặc nguồn tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại, đồng thời ưu tiên tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, công nghệ cao, năng lượng tái tạo, xuất khẩu, đồng thời kiểm soát chặt chẽ rủi ro ở những lĩnh vực nhạy cảm.
Được biết, tính đến hết quý I, tăng trưởng tín dụng đạt 3,93% gấp 2,5 lần so với mức 1,42% cùng kỳ năm trước. Và đến thời điểm này đã có Có 26 ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm lãi suất huy động, tạo nền tảng để có dòng vốn vay lãi suất hợp lý cho nền kinh tế.