Cụ thể, biểu lãi suất cho kỳ hạn cho các kỳ hạn từ 3 – 24 tháng của SCB được niêm yết ở mức: Kỳ hạn 3 tháng có lãi suất là 3,95%/năm; 6 tháng là 5,7%/năm, 12 tháng là 6,8%/năm; 24 tháng là 6,8%/năm. Đây là mức lãi suất cao hơn hẳn so với phần còn lại của thị trường.
Trong nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần, VPBank và Sacombank cũng là những ngân hàng duy trì mức lãi suất ở các kỳ hạn tương đối cao, cụ thể: Lãi suất kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng tại VPBank lần lượt là 3,6%/năm, 4,5%/năm, 6,0%/năm và 6,1%/năm; còn tại Sacombank các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng lần lượt là 3,6%/năm, 4,2%/năm, 5,7%/năm và 6,3%/năm.
Ở khối NHTM nhà nước, Vietcombank duy trì mức lãi suất kỳ hạn 3 tháng là 3,4%/năm, 6 tháng là 4%/năm, 12 tháng là 5,5% năm và 24 tháng là 5,3%/năm.
Còn VietinBank có lãi suất kỳ hạn 3 tháng là 3,4%/năm, 6 tháng là 4%/năm, 12 tháng là 5,5%/năm và 24 tháng là 5,6%/năm.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính từ đầu năm đến ngày 15/6/2021, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 5,1%. Điều này đồng nghĩa với các TCTD đã bơm ra nền kinh tế khoảng 469 nghìn tỷ đồng – cao gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, tăng trưởng tín dụng đang khá mạnh, nếu các NHTM được nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong tuần này, tăng trưởng nửa đầu năm 2021 có thể ở mức 6%.
Với môi trường lãi suất thấp như hiện tại khiến chênh lệch tiền gửi – tín dụng sẽ chịu áp lực thu hẹp. Theo đó, các chuyên gia của SSI giữ nguyên quan điểm lãi suất tiền gửi có thể nhích tăng khoảng 50 điểm cơ bản trong khi lãi suất cho vay vẫn sẽ ổn định trong nửa cuối năm 2021.
Ngô Hải
Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ