Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 12/2/2024: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới nằm trong xu hướng tăng giá

12/02/2024 - 19:58
(Bankviet.com) Số liệu từ MXV cho thấy, thị trường hàng hoá nguyên liệu trong tuần qua (5 - 11/2) nằm trong xu hướng giằng co, phân hóa và giá tăng mạnh vào cuối tuần.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 8/2/2024: Giao dịch nhóm hàng nông sản gia tăng đột biến Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 9/2/2024: Giá dầu bật tăng, nông sản rung lắc mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hoá nguyên liệu trong tuần qua (5 - 11/2) nằm trong xu hướng giằng co, phân hóa và giá tăng mạnh vào cuối tuần. Đáng chú ý, trên bảng giá, phần lớn các mặt hàng nhóm năng lượng và nguyên liệu công nghiệp ngập sắc xanh. Chỉ số MXV-Index tăng 1,45% lên 2.134 điểm, nối dài đà tăng sang phiên thứ 4 liên tiếp. Giá trị giao dịch trung bình toàn Sở tuần qua ở mức gần 4.200 tỷ đồng mỗi ngày.

Giá dầu tăng vọt dưới sức ép địa chính trị

Kết thúc tuần giao dịch ngày 5 - 11/2, giá dầu tăng vọt trong bối cảnh căng thẳng tại Trung Đông tiếp tục đẩy lên cao sau khi Israel từ chối lời đề nghị ngừng bắn của Hamas. Ngoài ra, lo ngại nguồn cung toàn cầu thắt chặt cũng thúc đẩy lực mua trên thị trường.

Thị trường hàng hóa hôm nay  ngày 12/2/2024: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới nằm trong xu hướng tăng giá
Bảng giá năng lượng

Cụ thể, giá dầu WTI tăng 6,31% lên 76,84 USD/thùng. Dầu Brent tăng 6,28% lên 82,19 USD/thùng.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã từ chối đề nghị ngừng bắn và trao trả các con tin bị giam giữ ở dải Gaza của Hamas. Trước đó, Hamas đã đề xuất ngừng bắn trong 4 tháng rưỡi, tất cả các con tin sẽ được thả tự do, Israel sẽ rút quân khỏi Gaza và hai bên đạt được thỏa thuận chấm dứt chiến tranh. Việc Israel bỏ qua mong muốn này đã làm cho nỗ lực đàm phán để hướng tới một thỏa thuận chung càng khó khăn hơn.

Thị trường hàng hóa hôm nay  ngày 12/2/2024: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới nằm trong xu hướng tăng giá
Giá dầu tăng vọt dưới sức ép địa chính trị

Thậm chí, lực lượng Israel còn ném bom thành phố biên giới phía nam Rafah sau khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu từ chối đề xuất chấm dứt các cuộc xung đột. Cuối tuần qua, lực lượng quân đội nước này cũng đã chuẩn bị cho một cuộc tấn công trên bộ vào Hamas, ở thành phố Rafah phía nam Gaza. Căng thẳng địa chính trị gia tăng đã đẩy lực mua mạnh mẽ trên thị trường dầu thô trong tuần qua.

Trong khi đó, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga cũng gia tăng và đang gây ảnh hưởng tới hoạt động lọc dầu của nước này. Theo tính toán của Bloomberg, Nga đã xử lý 5,41 triệu thùng/ngày trong 7 ngày tính đến ngày 31/1, tuần đầu tiên cho thấy tác động của các cuộc tấn công ở Ukraine. Con số này thấp hơn 135.000 thùng/ngày so với mức trung bình trong hầu hết tháng 12/2023.

Ngoài ra, tác động cắt giảm sản lượng tự nguyện của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) cũng đang phần nào hỗ trợ cho giá. Cuộc khảo sát mới nhất của Platts từ S&P Global Commodity Insights cho thấy, sản lượng dầu thô của OPEC đạt 26,49 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2024, giảm so với 26,8 triệu thùng/ngày trong tháng 12/2023, đánh dấu mức giảm mạnh nhất trong vòng 6 tháng.

Giá ngô chạm mức thấp nhất trong vòng ba năm qua

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá ngô lao dốc trong tuần giao dịch 5 - 11/2 và chạm mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Yếu tố được thị trường quan tâm nhất giai đoạn này chính là triển vọng ngô vụ 2 của Brazil. Với những kỳ vọng tích cực hơn nhờ thời tiết chuyển biến thuận lợi hơn giai đoạn gần đây, cùng tác động từ báo cáo cung - cầu hàng tháng, ngô đã ghi nhận mức giảm mạnh kể từ tháng 7 năm ngoái.

Trong báo cáo này, Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) đã hạ dự báo sản lượng ngô của Brazil xuống còn 124 triệu tấn, giảm 3 triệu tấn so với báo cáo trước nhưng phù hợp với dự đoán của thị trường do diện tích dự kiến thấp hơn. Đây không phải là yếu tố bất ngờ nên tác động từ số liệu này khá hạn chế. Trong khi đó, với các số liệu cung cầu tại Mỹ, triển vọng nguồn cung lại gia tăng do tiêu thụ nội địa thấp hơn. Đây là lý do khiến giá ngô chịu sức ép trong phiên công bố số liệu.

Thị trường hàng hóa hôm nay  ngày 12/2/2024: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới nằm trong xu hướng tăng giá
Bảng giá nông sản

Ngoài ra, mưa đã xuất hiện trở lại ở khu vực trung tây của Brazil giúp xoa dịu những lo ngại trước đó do tình hình thời tiết khô hạn mang lại. Một số tổ chức cũng bắt đầu thay đổi góc nhìn về triển vọng nguồn cung tại quốc gia này. Gần đây, Trung tâm Nghiên cứu Hàng hóa Refinitiv đã nâng dự báo sản lượng ngô niên vụ 23/24 của Brazil lên 119,8 triệu tấn, cao hơn 1% so với ước tính trước. Thời tiết ấm hơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu hoạch trên khắp các khu vực sản xuất chính ở miền Trung Tây và miền Nam Brazil. Đây là yếu tố chính khiến giá ngô lao dốc trong tuần trước.

Mặc dù cũng đóng cửa trong sắc đỏ nhưng giá lúa mì diễn biến rung lắc và giằng co hơn. Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, giá giảm nhẹ. Báo cáo cung - cầu không có điều chỉnh nào đáng kể cộng với một số rủi ro về xuất khẩu đã hạn chế đà giảm của giá.

Nhiều tàu chở ngũ cốc đã chuyển hướng từ kênh đào Suez sang tuyến đường đi quanh Mũi Hảo Vọng trong tuần vừa qua do lo ngại các cuộc tấn công vào tàu ở Biển Đỏ vẫn tiếp tục. Hàng tháng, có khoảng 7 triệu tấn ngũ cốc được vận chuyển qua kênh đào Suez đến Biển Đỏ, tuy nhiên khối lượng này đã giảm đáng kể do phiến quân Houthi tiếp tục tấn công vào các tuyến hàng hải. Xuất khẩu lúa mì đứng trước nguy cơ gián đoạn do bất ổn chính trị và đà giảm của lúa mì bị thu hẹp.

Giá một số hàng hóa khác

Thị trường hàng hóa hôm nay  ngày 12/2/2024: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới nằm trong xu hướng tăng giá
Bảng giá kim loại
Thị trường hàng hóa hôm nay  ngày 12/2/2024: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới nằm trong xu hướng tăng giá
Bảng giá nguyên liệu công nghiệp

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

Theo: Báo Công Thương