Cổ phiếu ngân hàng phân hóa phiên 26/10: LPB dẫn đầu tăng giá và thanh khoản | |
Điều chỉnh tăng lãi suất điều hành: Quyết định khó khăn nhưng cần thiết của NHNN | |
Ngân hàng Sài Gòn (SCB) dẫn đầu cuộc đua tăng lãi suất, lên tới 9,3%/năm |
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 với lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt 1.748 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 55% kế hoạch năm 2022.
Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng 26,7% so với cùng kỳ, lên 2.784 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 639 tỷ đồng tăng 38% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác và thu nhập từ góp vốn mua cổ phần tăng lần lượt 142% và 621% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một ngân hàng báo lợi nhuận giảm 80% trong quý 3/2022 |
Tuy nhiên, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm đến 80%, từ 208 tỷ đồng trong 9 tháng 2021 xuống còn 43 tỷ đồng. Hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán cũng không mấy khả quan khi ghi nhận khoản lỗ lần lượt là 23 tỷ và 63 tỷ đồng.
Riêng trong quý 3, hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và đầu tư chứng khoán của ngân hàng đều lỗ, trong khi lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh giảm gần 95% so với cùng kỳ. Do đó, lợi nhuận trước thuế quý 3 của ABBank giảm 80% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 86 tỷ đồng.
Ngân hàng cũng thực hiện trích lập hơn 544 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro tín dụng cụ thể và trích lập hơn 86 tỷ đồng cho quỹ dự phòng chung trong quý 3. Với tình hình thanh khoản tốt, trong quý 3, ABBank đã thực hiện mua lại 400 tỷ đồng nợ VAMC.
Thông cáo mới đây của ngân hàng cho biết một số chỉ tiêu kinh doanh của ABBank đến cuối quý 3 chưa đạt như kỳ vọng do tác động mạnh từ thị trường.
Ông Nguyễn Mạnh Quân, Quyền Tổng Giám đốc ABBank nhận định trong quý 3/2022, hoạt động ngành ngân hàng chịu áp lực, lãi biên (NIM) có xu hướng giảm do lãi suất đầu vào có xu hướng tăng cũng như khả năng đối mặt với tình trạng nợ xấu gia tăng vào cuối năm 2022.
Tính đến hết tháng 9, tổng tài sản của ABBank đạt 132.036 tỷ đồng, tăng 9,2% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng đạt 80.829 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm, với 71% tập trung vào lĩnh vực bán lẻ. Huy động vốn từ khách hàng đạt hơn 74.700 tỷ đồng, tăng 10,2% so với đầu năm. CASA tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nợ xấu nội bảng tăng 17,3% lên hơn 1.800 tỷ đồng do nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng gần 40%, tương đương hơn 340 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,35%.
Về phương án tăng vốn, ngày 19/10 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) thêm tối đa gần 991 tỷ đồng qua hai phương thức.
ABBank sẽ phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận để lại năm 2021 có thể sử dụng chia cổ tức tối đa là 941 tỷ đồng (tỷ lệ 10%) vàphát hành cổ phiếu cho cán bộ nhân viên theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) tối đa 50 tỷ đồng.
Phương án tăng vốn này đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của ABBank thông qua và Hội đồng quản trị ABBank điều chỉnh theo nghị quyết ngày 28/9.
Việc phát hành 5 triệu ESOP với giá ưu đãi 10.000 đồng/cp dự kiến sẽ được thực hiện trong quý IV/2022, sau khi hoàn thành việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông. Nếu thực hiện thành công hai đợt phát hành trên, vốn điều lệ của ABBank sẽ tăng từ 9.409 tỷ đồng lên 10.400 tỷ đồng.
Phương Thảo