SSI Research: Lợi nhuận ngành hàng không Việt Nam tiếp tục tăng trưởng năm 2025

14/01/2025 - 22:15
(Bankviet.com) Năm 2025, ngành hàng không Việt Nam dự kiến tăng trưởng mạnh nhờ hạ tầng được nâng cấp, chính sách thị thực cải thiện và nguồn cung tàu bay hạn chế. SSI Research kỳ vọng lợi nhuận ACV, AST tăng 20%, trong khi giá vé máy bay cao và giá dầu giảm hỗ trợ biên lợi nhuận.

Năm 2024, ngành hàng không Việt Nam đã ghi nhận sự phục hồi ấn tượng với tổng lượng hành khách đạt 109 triệu lượt, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước và gần đạt mức trước đại dịch là 116 triệu lượt vào năm 2019. Sự hồi phục của lượng khách quốc tế và giá vé nội địa cao hơn đã giúp lợi nhuận toàn ngành trở lại mức trước COVID-19.

Ngành hàng không Việt Nam phục hồi mạnh mẽ và kỳ vọng tăng trưởng bền vững
Ngành hàng không Việt Nam năm 2025 tiếp tục có triển vọng tăng trưởng tích cực nhờ các yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ từ cơ sở hạ tầng, chính sách thị thực và nguồn cung hạn chế

Ba động lực chính hỗ trợ tăng trưởng ngành hàng không năm 2025

Trong báo cáo mới đây của SSI Research, triển vọng ngành hàng không trong năm 2025 sẽ có ba yếu tố chính hỗ trợ cho ngành tăng trưởng.

Thứ nhất, nâng cấp cơ sở hạ tầng hàng không: Việc hạn chế công suất tại các sân bay lớn như Tân Sơn Nhất và Nội Bài đã làm giảm khả năng mở rộng các tuyến bay mới. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã triển khai các dự án trọng điểm như: Sân bay quốc tế Long Thành (công suất 25 triệu hành khách); Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất (20 triệu hành khách); Mở rộng nhà ga T2 Nội Bài (5 triệu hành khách); Nhà ga quốc tế Phú Bài (5 triệu hành khách).

Khi hoàn thành vào giai đoạn 2025-2026, các dự án này sẽ tăng tổng công suất thêm 55 triệu lượt hành khách mỗi năm, giúp ngành hàng không duy trì tốc độ tăng trưởng từ 10-12% hàng năm trong vòng 5 năm tới.

Ngành hàng không Việt Nam phục hồi mạnh mẽ và kỳ vọng tăng trưởng bền vững

Thứ hai, cải thiện chính sách thị thực: Một bước tiến lớn trong năm 2023 là việc nới lỏng chính sách thị thực, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các điểm đến trong khu vực. Các thay đổi nổi bật bao gồm: Miễn thị thực nhập cảnh lên đến 45 ngày cho 25 quốc gia (trước đây là 15 ngày); Mở rộng đối tượng và thời hạn của e-visa lên đến 3 tháng; Chính sách này giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn hơn, thúc đẩy lượng khách quốc tế gia tăng trong năm 2025.

Thứ ba, nguồn cung tàu bay giảm, cạnh tranh bớt gay gắt: Sự thu hẹp quy mô của Bamboo Airways (chỉ còn 7 tàu bay, không khai thác chuyến bay quốc tế) và số lượng tàu bay bị nằm đất do vấn đề kiểm tra động cơ Pratt & Whitney đã làm giảm nguồn cung máy bay. VietJet và Vietnam Airlines phải đưa 44 tàu bay (chiếm khoảng 20% tổng đội bay toàn quốc) vào kiểm tra, dẫn đến giảm 35% công suất.

Điều này tạo điều kiện tăng giá vé máy bay và cải thiện biên lợi nhuận cho các hãng hàng không trong ngắn hạn.

Triển vọng tăng trưởng và những thách thức tiềm ẩn

Trong năm 2025, SSI Research cũng xác định ba động lực chính cho các công ty hàng không Việt Nam gồm: Giá dầu thấp hơn, tăng trưởng lượng hành khách ổn định và thiếu nguồn cung máy bay.

SSI Research dự báo, giá dầu Brent trung bình năm 2025 sẽ giảm 4% xuống mức 72,50 USD/thùng, góp phần giảm chi phí vận hành cho các hãng hàng không khoảng 1,3% và cải thiện biên lợi nhuận gộp của ngành thêm 1%. Về nhu cầu, lượng hành khách quốc tế dự kiến tăng 18%, trong đó thị trường Trung Quốc và các nước lân cận đóng vai trò chủ đạo. Ngược lại, thị trường nội địa dự kiến chỉ tăng 5% do nguồn cung máy bay hạn chế, khiến tổng lượng hành khách của Việt Nam trong năm 2025 tăng khoảng 10%.

Ngành hàng không Việt Nam phục hồi mạnh mẽ và kỳ vọng tăng trưởng bền vững

Triển vọng ngành hàng không không chỉ đến từ các hãng hàng không mà còn từ các doanh nghiệp vận hành sân bay và logistics. SSI kỳ vọng lợi nhuận của ACVAST sẽ tăng trưởng lần lượt 20% và 17% trong năm 2025 nhờ sự phục hồi của lượng khách và công suất sân bay. Đối với các doanh nghiệp logistics như SCS, lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không dự kiến tăng 8%, mang lại mức tăng trưởng lợi nhuận khoảng 10%. Sân bay quốc tế Long Thành dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2026, hứa hẹn cơ hội mở rộng công suất lớn cho toàn ngành.

Tuy nhiên, các hãng hàng không phải đối mặt với những thách thức lớn như cạnh tranh gay gắt, chi phí thuê tàu bay tăng cao, và tác động từ đồng USD mạnh lên. Bamboo Airways đặt mục tiêu tăng đội bay từ 8 lên 18 chiếc vào cuối năm 2025, trong khi Viettravel Airlines nhận được sự hỗ trợ từ Tập đoàn T&T để mở rộng hoạt động. Dù vậy, tốc độ bàn giao máy bay toàn cầu năm 2024 chỉ bằng một nửa năm 2019, gây áp lực lớn lên việc mở rộng đội bay và tăng chi phí vận hành.

Về lợi nhuận, kỳ vọng lợi nhuận năm 2024 sẽ đạt mức đỉnh và bình thường trở lại trong giai đoạn 2025-2026, khi tình trạng thiếu hụt máy bay và giá vé nội địa cao dần giảm bớt. Cụ thể, lợi nhuận ròng của công ty mẹ HVN sẽ giảm 14% nhưng vẫn cao hơn 37% so với mức năm 2019, trong khi chưa có ước tính cụ thể cho VJC.

Trong khi đó, định giá cổ phiếu của các hãng hàng không hiện khá hợp lý, nhưng chưa phản ánh đầy đủ triển vọng tăng trưởng trung hạn. Ngược lại, các doanh nghiệp vận hành sân bay như ACV được đánh giá cao hơn nhờ bảng cân đối tài chính lành mạnh và khả năng phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19.

Nhiều kỳ vọng đặt vào cổ phiếu dịch vụ hàng không

Dự báo về thị trường hàng không, các chuyên gia cho rằng ngành sẽ hồi phục hoàn toàn trong năm 2023. Riêng với thị trường ...

Đo độ hấp dẫn của cổ phiếu ngành hàng không

Chứng khoán Yuanta cho rằng định giá các doanh nghiệp Kho bãi, hậu cần và bảo dưỡng đang ở mức hấp dẫn trong khi các ...

Sáng kiến "xanh" của NASA sẽ thay đổi ngành hàng không

NASA đã công bố dự án "Máy bay Tiên tiến vì Môi trường Bền vững 2050" (AACES 2050) nhằm giảm phát thải khí nhà kính ...

Anh Vũ

Anh Vũ

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán