Theo đó, Vietcombank đã huy động thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu mã VCBL2329001 với mệnh giá mỗi trái phiếu là 1 tỷ đồng. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 66 tháng, được phát hành vào ngày 22/12/2023 và đáo hạn vào ngày 22/06/2029. Lãi suất phát hành là 5,6%/năm.
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB). |
Cùng với đó, ngân hang này cũng huy động thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu của mã VCBL2329002 với mệnh giá mỗi trái phiếu là 1 tỷ đồng. Lô trái phiếu VCBL2329002 có kỳ hạn 6 năm với lãi suất phát hành là 6,2%/năm. Ngày phát hành là 22/12/2023 và đáo hạn vào ngày 22/12/2029.
Đây cũng là hai lô trái phiếu đầu tiên mà ngân hang này phát hành trong năm 2023. Như vậy, Vietcombank đã phát hành tổng cộng 3.000 tỷ đồng trái phiếu trong năm nay.
Theo thông tin từ HNX, lô trái phiếu gần nhất được Vietcombank huy động thuộc mã VCBH2232007, được phát hành từ ngày 24/8/2022, kỳ hạn 10 năm, dự kiến đáo hạn ngày 24/8/2032, được phát hành ở thị trường trong nước. Khối lượng phát hành 90 trái phiếu, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, tương đương tổng giá trị phát hành 90 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, trong tháng 11 và 12/2023, Vietcombank đã chi 1.300 tỷ đồng để mua lại 4 lô trái phiếu trước hạn.
Cụ thể, tháng 11/2023 ngân hàng này mua lại 3 lô trái phiếu của mã VCBH2128002, VCBH2128004 và VCBH2128006. Cả 3 lô trái phiếu đều có chung mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, tổng giá trị 1.300 tỷ đồng.
Các lô trái phiếu trên đều có kỳ hạn 7 năm, phải tới cuối năm 2028 mới đáo hạn. Đây là loại hình trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không được đảm bảo bằng tài sản.
Riêng tháng 12, Vietcombank đã mua lại toàn bộ 1.000 tỷ đồng trái phiếu của mã VCB_BOND_RL07_2017_10 được phát hành vào ngày 15/12/2017 và phải đến ngày 15/12/2024 mới đáo hạn.
Trái phiếu được phát hành riêng lẻ dưới hình thức bút toán ghi sổ thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành theo quy định.
Mục đích phát hành lô trái phiếu là để tăng vốn cấp 2 nhằm bổ sung nguồn vốn hoạt động và đáp ứng nhu cầu cho vay trung dài hạn của Vietcombank phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, việc phát hành trái phiếu nhằm nâng cao năng lực tài chính của nhà băng, đảm bảo an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Về tình hình kinh doanh, luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023, Vietcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt gần 30.000 tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ.
Năm 2023, Vietcombank đề ra kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tối thiểu đạt 42.973 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 15% so với thực hiện năm 2022.
Như vậy, nhà băng này đã thực hiện được gần 69% kế hoạch lợi nhuận tối thiểu của cả năm 2023 sau 9 tháng đầu năm.
Tính đến thời điểm ngày 30/9/2023, tổng tài sản của Vietcombank giảm 4,5%, ghi nhận đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng khiêm tốn 3,9% trong khi số dư tiền gửi có mức tăng trưởng gấp đôi 8,5%.
Về chất lượng tài sản, số dư nợ xấu của ngân hàng tăng vọt 84% so với thời điểm hồi đầu năm, ghi nhận ở mức 14.393 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu cũng tăng từ 0,68% ở cuối năm trước lên mức 1,21%, con số này vẫn ở mức thấp so với mặt bằng chung các ngân hàng hiện nay.
Trong đó, nợ từ nhóm 2 đến nhóm 4 của ngân hàng lại tăng mạnh trong khi nợ nhóm 5 giảm 14%. Cụ thể, nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) tăng 87,5% trong khi nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) gấp 7,1 lần; nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) gấp 7,3 lần con số cuối năm trước.
Tuy nợ xấu tăng nhưng trong ba quý đầu năm, Vietcombank cũng tăng mạnh bộ đệm dự phòng rủi ro thêm gần 57% với 38.872 tỷ đồng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên 270%, đã giảm so với ngưỡng 385% vào cuối quý II nhưng vẫn ở mức cao so với bình quân ngành.
Ba ngân hàng trong nhóm Big4 đưa lãi suất 12 tháng về 5%/năm Ba ngân hàng trong nhóm Big4 gồm BIDV, VietinBank và Agribank đã đồng loạt đưa lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng về mức ... |
Chủ tịch HĐQT Vietcombank làm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB), vừa được Thủ tướng bổ ... |
Cao Hậu (T/H)